TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ TẦNG HẦM ĐỂ XE

Lượt xem: 29

Khi thiết kế dốc tầng hầm cần tuân thủ tiêu chuẩn về độ dốc nhằm mang lại sự an toàn cho con người trong quá trình đi xe xuống hầm và ngăn ngừa nước từ trên đường tràn xuống tầng hầm đây cũng là một trong những việc quan trọng nhất của kỹ thuật sư ở các công trình.

Sau đây là các quy định về: Độ dốc xuống hầm để xe; chiều rộng đường dốc; chiều cao đường hầm;…

1, Tiêu chuẩn về độ dốc xuống hầm để xe

Theo tiêu chuẩn xây dựng, ram dốc tầng hầm có độ dốc tối đa không được dốc quá 15% so với chiều sâu của hầm. Cách tính độ dốc tầng hầm như sau: Độ dốc đường hầm = (chiều sâu/ chiều dài) < 15%. Nếu chiều sâu của hầm là 1m, thì chiều dài của dốc hầm không được nhỏ hơn 6m nhằm đảo bảo cho phương tiện lưu thông an toàn, tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống hầm.

Ngoài ra đối với dốc cong thì độ dốc thường được thiết kế không vượt quá 13% và các đường dốc thẳng thường là 15%.

2, Tiêu chuẩn về chiều rộng đường dốc

Kích thước chiều rộng ram dốc tầng hầm tối thiểu là 3.5m.

Bên cạnh đó, ram dốc tầng hầm phải cách ranh lộ giới tối thiểu 3m để đảm bảo sự an toàn cho xe khi đi từ tầng hầm lên trên mặt đường phải cách một đoạn đệm dừng xe và đảm bảo gia tăng tầm quan sát với các phương tiện giao thông cũng như người tham gia giao thông khác ở trên đoạn đường tiếp giáp với tầng hầm.

3, Tiêu chuẩn chiều cao đường hầm

Theo quy định của bộ xây dựng thì chiều cao tối thiểu của một đường hầm để xe là 2,2m tức là chiều cao tương ứng của đường dốc cũng là tối thiểu 2,2m. Độ cao đường dốc phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, chiều cao an toàn của xe có thể lưu thông lên xuống hầm một cách thuận tiện.

Ngoài ra chiều cao cũng được thiết kế dự phòng cho tương lai đối với các khu đô thị lớn, trung tâm thương mại.

NHỮNG LƯU Ý VỀ TẦNG HẦM VÀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ ĐƯỜNG DỐC TẦNG HẦM

Cuối cùng là những lưu ý về tầng hầm và tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm chúng tôi tổng hợp được từ tài liệu chuyên nghiệp và từ chia sẻ của bạn đọc.

  • Chiều cao của tầng hầm tối thiểu là 2,2m.
  • Lối ra của tầng hầm không được thông với hành lang của tòa nhà mà phải bố trí trực tiếp ra ngoài.
  • Số lượng lối ra của tầng hầm không được ít hơn 2 và có kích thước không nhỏ hơn 0,9m x 1,2m.
  • Phải thiết kế một thang máy xuống tới tầng hầm của tòa nhà.
  • Độ dốc tối thiểu của lối xuống tầng hầm là 13%.
  • Đường dốc thẳng và đường dốc cong là 17%.
  • Phải có giải Pháp chống thấm và thông gió cho tầng hầm.
  • Nền và vách hầm cần đổ bê tông cốt thép dày 20cm để tránh nước ngầm hoặc nước thải từ các nhà lân cận thấm vào. Tuy nhiên công đoạn chống thấm phải được xử lý kỹ và đúng kỹ thuật thì mới có thể thoát nước ra đường cống công cộng.
  • Ngay dưới chân đường dẫn dốc xuống trong tầng hầm, thiết kế rãnh âm để hứng nước mưa tràn và dẫn sang lỗ ga. Từ lỗ ga này thiết kế máy bơm nước, bơm ngược ra đường lớn khi mưa lớn gây ngập.

Cách tính độ dốc chính xác của xe ô tô để thiết kế đường lên dốc cho xe

Tại sao phải tính độ dốc chính xác của ô tô?

Nhiều người lần đầu mua xe không thể hiểu được tầm quan trọng của công việc cần tính toán độ dốc phù hợp cho xe để có thể dắt xe vào nhà một cách dễ dàng.

Nếu nhà bạn ở khu vực có dương khí lớn thì đường đi vào gara không có gì đáng nói. Nhưng nếu bạn cần tối ưu diện tích và gara để xe ở tầng hầm thì việc tính toán đoạn dốc cho xe đi lên là vô cùng cần thiết. Vừa di chuyển dễ dàng không va chạm, vừa tiết kiệm diện tích, tiền bạc. 

Nếu bạn thiết kế đường lên dốc cho xe theo cảm tính thì sẽ gặp một số vấn đề sau: 

  • Khi lên dốc rất dễ bị va quệt 
  • Đụng đầu mũi xe với mặt đường khi xuống dốc. 
  • Gầm xe va chạm với đỉnh dốc khi đang nằm giữa dốc

Chính vì thế bạn cần biết cách tính toán đường dốc cho xe lên xuống chính xác và phù hợp. Đừng để đến lúc làm xong phải đập đi xây lại vừa tốn công, vừa tốn sức.

Cách tính độ dốc chính xác của ô tô

Để làm garage tại nhà chuẩn xác bạn cần tính độ dốc chính xác của ô tô. Cụ thể:

Lý thuyết tính toán

Khi bạn đưa xe lên dốc, sẽ có 2 trường hợp lên xuống dốc bị va chạm đó là:

  • TH1: Đụng đầu mũi xe với mặt đường khi xuống dốc
  • TH2: gầm xe va chạm với đỉnh dốc khi đang ở giữa dốc

Hiện nay, các loại xe oto có chiều dài từ mũi xe đến bánh trước ngắn hơn ½ chiều dài cơ sở của xe. Vì vậy, trong TH1, bạn chỉ cần cho xe xuống dốc chậm và đều là được. Còn TH2 thì bạn phải tính toán cho chuẩn xác mới có thể dễ dàng điều khiển xe.

hình ảnh cách do độ dốc xe ô tô
Khi bạn đưa xe lên dốc, sẽ có 2 trường hợp lên xuống dốc bị va chạm

Các thông số tính toán của đường dốc cho xe ô tô

Với chiếc xe của mình, bạn sẽ có hai thông số chính bạn có thể tìm trong quyển sách thông số kỹ thuật của xe hoặc cũng có thể tra trên mạng.

H: Khoảng sáng gầm xe (là khoảng cách nhỏ nhất từ gầm xe đến mặt đường).
L: Chiều dài cơ sở của xe (là khoảng cách giữa 2 trục của bánh xe).

Bây giờ chúng ta sẽ tính góc tối đa của đường dốc theo các bước sau:

Các bước tính độ dốc chính xác của ô tô

Bước 1: Bạn cần tính góc tối đa của đường dốc bằng cách áp dụng công thức: 

αmax = 2ARCTAN(2H/L)

Trong đó:
αmax: Là góc dốc lớn nhất (đơn vị đo là Radian)
ARCTAN: Là TAN nghịch đảo của 1 số

Ví dụ:

Với xe Kia K3, chúng ta có khoảng sáng gầm xe H =150mm, chiều dài cơ sở L = 2.700mm. Vậy góc dốc lớn nhất được tính như sau:

αmax = 2ARCTAN(2H/L) = 2ARCTAN(2×150/2.700) =0,22 Radian = 12,68 độ

Đây là góc dốc lớn nhất, để xe không bị chạm gầm, chúng ta nên chọn góc dốc bé hơn góc αmax trên.

Bước 1: Bạn cần tính góc tối đa của đường dốc

Bước 2: Tính chiều dài đường dốc tối thiểu nếu biết chiều cao hoặc ngược lại.

Giả sử nền nhà của bạn cao hơn mặt đường một khoảng là h. Lúc đấy, chiều dài tối thiểu đường dốc cần tính (lmin) là: lmin = h/TAN(αmax)

Hay ngược lại, nếu biết chiều dài đường dốc là l. Để biết chiều cao tối đa hmax của nền nhà ta sử dụng công thức sau: hmax = l x TAN(αmax)

Để đảm bảo xe lên xuống mà không bị chạm gầm, ta chọn chiều dài của đường dốc lớn hơn chiều dài tối thiểu hoặc độ cao của nền nhà thấp hơn độ cao tối đa theo tính toán bên trên.

Cách tính độ dốc xe ô tô trên phần mềm Excel

Bài viết sẽ đưa ra ví dụ cách tính toán độ dốc cho xe ô tô trên phần mềm Excel

hình ảnh tính độ dốc xe
Cách tính toán độ dốc cho xe ô tô trên phần mềm Excel

Những lưu ý cần thiết khi làm cầu để cho ô tô vào nhà

Trong quá trình thiết kế gara xe ở tầng hầm hay nói dễ hiểu hơn là làm dốc cho xe ô tô vào nhà thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Độ dốc lên xuống cho xe ô tô

Độ dốc cần thiết kế theo tiêu chuẩn xây dựng với độ dốc xuống hầm gara không được dốc quá 15-20% so với chiều sâu của hầm

Ví dụ: Nếu hầm sâu 1m thì chiều dài dốc hầm phải lớn hơn hoặc bằng 5m. Chiều cao tính tự mép của tầng hầm vuông góc với mặt đường dốc để đảm bảo xe ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi lên xuống.

Một tầng hầm được thiết kế đẹp thì không chỉ dùng để làm nơi đậu xe mà còn có thể làm văn phòng, nơi buôn bán hoặc các công năng khác. Tất cả những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên hi vọng sẽ giúp các bạn có được phần nào những hiểu biết về tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm.

Team-DuyGroup.

Bài viết liên quan:

Báo Giá Thi Công Trần Thạch Cao Đà Nẵng 2023

Trần thạch cao đang dần trở thành vật liệu phổ biến cho mọi công trình. Không chỉ tiết kiệm chi phí, vật liệu này còn mang lại không gian đẹp mắt. Đặc biệt, trần thạch cao còn có khả năng chống cháy, chống ẩm mốc,… Tuy nhiên, để có hệ trần đẹp và bền bỉ,...

Các loại vật liệu chống thấm sân thượng tốt nhất hiện nay

Sân thượng là nơi thường xuyên phải chịu tác động trực tiếp của các điều kiện thời tiết. Vì vậy khu vực này thường hay xuống cấp và bị thấm nước dưới các tầng nhà. Do đó chủ nhà cần phải lựa chọn các vật liệu chống thấm tốt đảm bảo chất lượng giúp ngôi nhà...

CONSTRUCTION AND REMODELING SERVICES FOR HOTELS, APARTMENTS, AND HOMESTAYS IN DA NANG BY DUYCONS

CONSTRUCTION AND REMODELING SERVICES FOR HOTELS, APARTMENTS, AND HOMESTAYS IN DA NANG BY DUYCONS Da Nang, with its stunning beaches and strategic location, has become a prime destination for both domestic and international tourists. With the booming tourism industry, investing in hotels, apartments, and homestays in Da Nang presents not only lucrative business opportunities but...

TRANG TRÍ GIẾNG TRỜI

Điểm nhấn của ngôi nhà Giếng trời là một giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật nhằm lấy sáng và thông thoáng tự nhiên, giải pháp của môi trường vi khí hậu; nhưng về mặt mỹ thuật, giếng trời trở thành một không gian đặc biệt, một điểm nhấn của ngôi nhà. Thông thường,...

05 LƯU Ý KHI THIẾT KẾ PHÒNG KHÁCH CÓ BÀN THỜ CHÚA

05 lưu ý khi thiết kế phòng khách có bàn thờ Chúa Thiết kế bàn thờ chúa trong phòng khách đang rất phổ biến trong thời gian gần đây. Bàn thờ chúa được xem là nơi mà mỗi ngày lễ dịp, mỗi buổi sáng tối là các thành viên trong gia đình quây quần và...

ĐỊNH MỨC BỘT BẢ (MATIT) JOTUN

“1 bao bột trét Jotun được bao nhiêu m2?” là thắc mắc của nhiều khách hàng khi đến mua sản phẩm này. Để tìm ra câu trả lời chính xác, hãy cùng DuyConstruction tìm hiểu qua nội dung dưới đây! Bột trét tường Jotun (hay còn gọi là bột bả Jotun) là một loại lớp phủ...

ĐỊNH MỨC THI CÔNG SƠN

Dự trù chi phí là một vấn đề khó khăn với nhiều chủ nhà trong quá trình xây nhà mới. Việc này là do khách hàng không tính được khối lượng sơn sử dụng cho ngôi nhà của mình. Sau khi chọn được loại sơn thích hợp, khách hàng nên tham khảo thông số về...

Phong thủy nhà ở là gì? Sắp xếp đúng cách, mẹo hay và hướng hóa giải

1. Phong thủy nhà ở là gì? Phong thủy vốn dĩ là một phạm trù của khoa học chứ không phải là mê tín như nhiều người vẫn nghĩ. Theo Wikipedia “Phong thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người”. Trong...

5 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN DỊCH VỤ XÂY NHÀ TRỌN GÓI

1. Bạn không muốn có ngôi nhà hoàn hảo! Bạn biết không? 95% những ngôi nhà dân tự xây mà không được tư vấn bởi kiến trúc sư đều không đạt tiêu chuẩn để ở, không gian không hợp lý, và thường có nét gì đó mà người ta hay nói “ NHÌN LÀ BIẾT...